Khớp cắn sâu là một trong những dạng sai lệch khớp cắn ở răng, tuy không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ như răng hô nhưng lại có ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng của hàm nhai và khớp thái dương. Vậy khớp cắn sâu là gì và cách chữa khớp cắn sâu như thế nào an toàn và hiệu quả nhất?
1. Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là gì và chữa khớp cắn sâu thế nào an toàn hiệu quả
Khớp cắn sâu là dạng sai lệch khớp cắn mà hàm trên phủ ngoài hàm dưới và hạ thấp quá mức chuẩn cho phép tạo nên sự tương quan không hài hòa, gây mất thẩm mỹ.
2. 3 Dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu
3 đặc điểm của khớp cắn sâu thường gặp:
+ Tương quan giữa 3 phần trán, mũi và cằm có thể bình thường hoặc giống như người bị hô khi nhìn nghiêng, nhìn thẳng khuôn mặt vẫn bình thường.
+ Phần răng hàm trên phủ ngoài răng hàm dưới có tiếp xúc hoặc không, răng cửa hàm dưới bị phủ hoàn toàn, mặt nhai của răng hàm trên chạm hoặc gần chạm vào nướu của hà dưới.
+ Phần răng sau của cả 2 hàm trên dưới tiếp xúc mặt nhai bình thường.
3. Ảnh hưởng nghiêm trọng của khớp cắn sâu
Các trường hợp bị khớp cắn sâu có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu như:
Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ
Khớp cắn sâu có thể dẫn đến hô nhẹ, cười hở lợi, khiến khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa, hoặc nhô hàm trên hoặc móp hàm dưới và cằm làm nụ cười mất thẩm mỹ, gây khó khăn trong giao tiếp và công việc.
Làm khó khăn trong việc nhai
Do răng hàm dưới khó đưa ra ngoài và hàm trên cũng không thể thu vào nên rìa răng của của hai hàm không chạm được vào nhau trong khi nhai khiến việc cắn xé thức ăn hay nhai đồ ăn không thực hiện đúng chuẩn. Cử động của hàm thiếu nhịp nhàng khi mặt nhai không tiếp xúc chuẩn gây mỏi hàm.
Ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương và nướu
Sau nhiều năm khớp cắn nhai hoạt động không chuẩn có thể gây mỏi nhức, ảnh hưởng xấu đên khớp nhai, khớp thái dương hàm, thậm chí có thể gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm khá nguy hiểm. Do rìa răng của hàm dưới bị va chạm lâu ngày với nướu của hàm trên gây đau và tổn thương cho nướu.
Khớp cắn sâu kéo dài có thể gây mòn răng
Do hoạt động không đảm bảo chuẩn nên nếu kéo dài mặt răng trước hàm trên và dưới có thể bị mòn nặng dẫn đến tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai.
Xem thêm: Bạn có biết khớp cắn sâu và khớp cắn ngược khác nhau thế nào, hãy tham khảo bài viết
TẠI ĐÂY để biết chi tiết
4. 5 Phương pháp chữa khớp cắn sâu hiệu quả
Các phương pháp chữa khớp cắn sâu
Những bạn bị khớp cắn sâu thường bị khó khăn trong cắn xé lẫn ăn nhai nên rất cần được chữa trị, niềng răng để khớp cắn đúng chuẩn, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn. Muốn chữa trị triệt để khớp cắn sâu cần căn cứ vào tình trạng bệnh để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Có 5 phương pháp thường được sử dụng như sau:
- Giải pháp 1: Hàm nắn chỉnh nha tháo lắp để đẩy khum răng cửa lên cao.
- Giải pháp 2: Khí cụ tháo lắp để đẩy vòm răng cửa hàm trên lên cao.
- Giải pháp 3: Mắc cài kết hợp gắn bite turbo ở mặt trong của các răng cửa hàm trên.
- Giải pháp 4: Mắc cài kết hợp với mini vit. Mini vit được cố định vào mặt ngoài của xương hàm trên ở phí răng cửa. Sau đó thun liên hàm sẽ bắt nối giữa mắc cài gắn trên răng với mini vit để kéo răng cửa hàm trên lên cao.
- Giải pháp 5: Mắc cài và bẻ cung Intursion arch để tạo lực niềng đồng thời đẩy cao răng cửa hàm trên lên cao
Phương pháp chỉnh nha để chữa khớp cắn sâu thường được sử dụng nhiều hơn. Bởi nguyên nhân chủ yếu gây khớp cắn sâu là do nhóm răng trước hạ thấp quá mức tiêu chuẩn, cho nên niềng răng khớp cắn sâu mới có thể tập trung tác động đến nhóm răng trước hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét